Khu công nghiệp (KCN) Nghệ An cập nhật danh sách mới 2023
Những năm qua Nghệ An tiếp tục phát triển khá tương đối và toàn diện, điển hình là việc tập trung xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn. Tính đến tháng 3 năm 2021, theo báo cáo của Ban Quản lý của khu kinh tế Đông Nam, Nghệ An đã hoàn thành quy hoạch 10/12 khu công nghiệp với diện tích trên 5.000 ha.
Ngoài ra, trên cơ sở định hướng quy hoạch hai KCN trung tâm, tỉnh bố trí quy hoạch thêm hai khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Nam Cấm, Thọ Lộc, nâng tổng số khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ trong khu kinh tế Đông Nam thành ba khu (bao gồm cả khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP). Tổng diện tích các khu công nghiệp này là 2.285ha (VSIP 750ha; Nam Cấm 685ha; Thọ Lộc 850ha).
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 6 khu công nghiệp đi vào hoạt động, gồm: KCN VSIP (367,6ha); KCN WHA (498ha); KCN Hoàng Mai I (264,77ha); KCN Đông Hồi (457,07ha); KCN Nam Cấm (371,15ha); KCN Bắc Vinh (60,16ha). Trong đó KCN Nam Cấm, Bắc Vinh, Đông Hồi cơ bản lấp đầy diện tích, hiện tỉnh đang thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN VSIP, WHA, Hoàng Mai I.
Dưới đây, Blue Ocean Realty cập nhật danh sách các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đang hoạt động và quy hoạch mới trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Nghệ An mới nhất năm 2022.
I. Khu kinh tế Đông Nam, sẽ đổi tên thành khu kinh tế Nghệ An
Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Khu kinh tế Đông Nam có diện tích 20.776,47ha, nằm trên địa bàn 26 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện: Nghi Lộc, Diễn Châu, Hưng Nguyên; thị xã Hoàng Mai, Cửa Lò và thành phố Vinh. Theo quy hoạch, đây là một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng và được kỳ vọng trở thành một trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, cảng biển lớn của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam; một trung tâm đo thị lớn của Nghệ An. Hiện có 7 KCN trong KKT Đông Nam, gồm: KCN Nam Cấm, WHA Hemaraj, Hoàng Mai 1, Hoàng Mai 2, Đông Hồi, VSIP, Thọ Lộc.
Khu kinh tế Đông Nam được quy hoạch xây dựng thành 2 khu chức năng chính: khu phi thuế quan và khu thuế quan. Trong đó, khu phi thế quan được gắn với khu cảng Cửa Lò với diện tích khoảng 300ha, gồm 4 khu chính là: khu cảng tự do, khu thương mại dịch vụ, khu chế xuất, khu kho ngoại quan.
Hoạt động của khu phi thuế quan bao gồm: sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng phục vụ tại chỗ; thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác…
Tháng 7/2021
Tính đến tháng 7/2021, KKT Đông Nam có 257 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 70.189 tỷ đồng, tương đương 3,03 tỷ USD; trong đó có 52 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,09 tỷ USD, chiếm 75% nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Năm 2021, Nghệ An đã hoàn thành điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040; xây dựng phương án phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tích hợp trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó mở rộng KKT Đông Nam lên khoảng 80.000ha, bao gồm 70.000ha đất liền và 10.000ha mặt nước biển; trong đó, diện tích khu công nghiệp khoảng 15.000ha và đổi tên thành khu kinh tế Nghệ An.
Năm 2022, Nghệ An sẽ chính thức mở rộng ranh giới KKT Đông Nam về phía Tây theo trục đường N5 nối Hòa Sơn- Đô Lương, trục đường N2 nối quốc lộ 7A, trục quốc lộ 48D nối thị xã Hoàng Mai với huyện Nghĩa Đàn, tuyến quốc lộ 1A (đoạn tránh thành phố Vinh) và khu vực ven biển để phát triển cảng biển, du lịch nghỉ dưỡng.
Dự kiến, vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025 đạt 19.912 tỷ đồng với nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước khoảng 1.050 tỷ đồng, vốn đầu tư từ doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển khoảng 17.838 tỷ đồng và nguồn khác là 1.024 tỷ đồng.
Mục tiêu thu hút
UBND tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu thu hút 120 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 75.000-90.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài dự kiến chiếm 2,26 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt trên 60% so với vốn đầu tư đăng ký.
Thu ngân sách trong khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp đến năm 2025 chiếm khoảng 20-25% tổng thu ngân sách trên địa bàn và giải quyết khoảng 80.000-100.000 lao động…
Với tinh thần “đột phá phát triển”, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam đang quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, trở thành điểm đến đầu tư mới với nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, minh bạch, an toàn và hiệu quả cao./.
II. Danh sách 06 khu công nghiệp (KCN) Nghệ An đang hoạt động
Khu công nghiệp Nam Cấm
Khu công nghiệp Nam Cấm được thành lập tại quyết định số 3759/QĐ.UB-CN ngày 03/10/2003, được quy hoạch 3 khu chức năng, gồm khu A, B, C và được giao cho Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng Nghệ An làm chủ đầu tư.
Khu công nghiệp (KCN) Nam Cấm tỉnh Nghệ An
Khu công nghiệp (KCN) Nghệ An cập nhật danh sách mới năm 2022
Khu A-B-C
Khu A nằm phía Tây đường quốc lộ 1A, có diện tích 93,67ha. Bố trí các loại hình công nghiệp như lắp ráp chế tạo ô tô, máy công cụ, luyện kim, cán thép, chế biến nông, lâm, sản và thực phẩm sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác…
Khu B nằm ở phía Đông đường quốc lộ 1A và phía Tây đường sắt, có diện tích 122,72ha. Bố trí các loại hình công nghiệp như: thực phẩm, đồ gỗ, phân bón, sửa chữa máy nông nghiệp, bia, rượu, nước giải khát các loại.
Khu C nằm phía Đồng đường sắt Bắc Nam, dọc hai bên đường Nam Cấm- Cửa Lò, có diện tích 154,76ha. Bố trí các loại hình công nghiệp nặng và mức độc hại cao như: CN hóa chất, phân bón, chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
Khu công nghiệp Nam Cấm chủ yếu thu hút các ngành nghề như: cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử; sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp dệt may; chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, khu công nghiệp Nam Cấm đã có khoảng 40 doanh nghiệp đầu tư, thuê diện tích khoảng hơn 300ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.
Khu công nghiệp WHA 1- Nghệ An
Năm 2017, dự án khu công nghiệp WHA 1 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 22/5/2017 với mục tiêu là đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN, khu công nghiệp công nghệ cao và khu đô thị. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Với tổng diện tích toàn dự án 1850 ha sau khi hoàn thành, khu công nghiệp WHA 1 – Nghệ An sẽ là khu công nghiệp lớn với hạ tầng tiêu chuẩn quốc tế tại vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, kết nối các trung tâm sản xuất, chế tạo và phân phối phục vụ thị trường trong nước và quốc tế.
Khu công nghiệp (KCN) WHA 1 tỉnh Nghệ An
Nằm trong khu kinh tế Đông Nam với các chính sách ưu đãi đặc biệt, khu công nghiệp WHA 1 – Nghệ An giai đoạn 1, diện tích 498ha, tổng mức đầu tư dự là 2.056,5 tỷ đồng (tương đương 92,2 triệu USD), do Công ty WHA Industrial Devlopment PLC tại Việt Nam (đây là công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản và các tiện ích công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Thái Lan) làm chủ đầu tư và là dự án đầu tiên tại Việt Nam.
Sau 2 năm (2018-2020) đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản, khu công nghiệp WHA 1- Nghệ An đã hoàn thành 143.5ha của giai đoạn 1, với quỹ đất sách và hệ thống cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, đồng bộ, hiện đại. Dự án đã thu hút được một số nhà đầu tư thứ cấp trong nước và nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… vào đầu tư, kinh doanh.
Phân khu 2 của dự án KCN WHA Industrial Zone 1 – Nghệ An
Phân khu 2 của Dự án KCN WHA Industrial Zone 1 – Nghệ An với diện tích 354,5ha đã được điều chỉnh mục tiêu từ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp công nghệ cao thành đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, đồng thời điều chỉnh địa điểm về xã Nghi Hưng và Nghi Đồng (Nghi Lộc) để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam và đồng bộ trong kết nối hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và ngày 23/03/2021 đã chính thức được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh dự án.
Khu công nghiệp WHA 1 chủ yếu thu hút các ngành nghề như: công nghiệp sản xuất ô tô; điện tử; thiết bị điện; lắp ráp thiết bị y tế; phần mềm; điện thoại thông minh; viễn thông; nhựa, kim loại nhẹ; dệt may (không bao gồm nhuộm); vật liệu xây dựng; chế biến thực phẩm, nước giải khát; sản phẩm gia tăng giá trị nông nghiệp; hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)…
Điểm mạnh đặc biệt của khu công nghiệp WHA 1 – Nghệ An chính là mô hình phát triển khu công nghiệp xanh; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường tương tự như tại 11 khu công nghiệp trên khắp Thái Lan. Theo đó, khoảng 30% tổng diện tích đất được dành riêng để tạo không gian xanh, tạo hình ảnh khu công nghiệp thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
Khi dự án hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động, đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.
Khu công nghiệp Đông Hồi
Khu công nghiệp Đông Hồi gắn với hệ thống cảng biển Đông Hồi đã được Bộ giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 838/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2011. Khu công nghiệp Đông Hồi nằm trên địa bàn các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Lộc của thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Đông Hồi ban đầu là Công ty CP xây dựng dầu khí Nghệ An, sau đó tỉnh quyết định thay chủ đầu tư hạ tầng là Công ty TNHH Vietnam investment partners – VIP.
Khu công nghiệp (KCN) Đông Hồi - Nghệ An
Khu công nghiệp Đông Hồi có diện tích 457,07ha, được thiết kế đồng bộ, hiện đại với hệ thống giao thông nội bộ rộng, diện tích cây xanh lớn, điện, cấp thoát nước khu công nghiệp Đông Hồi phù hợp tiêu chuẩn quốc tế các lô đất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình nhà máy.
Khu công nghiệp Đông Hồi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 1-3 vạn tấn.
Khu công nghiệp Đông Hồi được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như: cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp dệt may; chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Là khu vực thuận lợi để phát triển
Đây cũng là khu vực thuận lợi để phát triển công nghiệp nhiệt điện, luyện kim, xi măng và các ngành công nghiệp phụ trợ đi theo khác, do gắn với cảng biển kết hợp với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy xi mang Hoàng Mai khu công nghiệp luyện kim Hoàng Mai tạo thành cụm kinh tế công nghiệp Nam Thanh Bắc Nghệ.
Hiện khu công nghiệp Đông Hồi đã cơ bản được lấp đầy.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An được quy hoạch theo quyết định số: 5441/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh Nghệ An. Khu công nghiệp VSIP Nghệ An được đặt tại km 04, quốc lộ 46B, Hưng Công, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.
Khu công nghiệp Hoàng Mai 1 tỉnh Nghệ An
Dự án khu công nghiệp – đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây thành phố Vinh, được long trọng khởi công vào ngày 16/9/2015. Dự án có tổng diện tích 750ha, trong đó đất khu công nghiệp là 367ha đã mang đến tỉnh Nghệ An nói riêng và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung một khu liên hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ với chất lượng hoàn toàn khác biệt mang tầm quốc tế.
Phát triển sạch và xanh, tiêu chuẩn Singapore tại Việt Nam
Dự án khu công nghiệp – đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An có quy hoạch tổng thể đồng bộ theo hướng phát triển sạch và xanh, tiêu chuẩn Singapore tại Việt Nam, có sự kết hợp các yếu tố con người, môi trường và sản xuất công nghiệp với tầm nhìn phủ xanh và những hoạch định chiến lược kiên định vì một sự phát triển bền vững chung cho cả cộng đồng, giúp tạo ra hình ảnh một KCN thân thiện với môi trường. Các yếu tố này chính là lợi thế cạnh tranh độc đáo của VSIP trong quá trình thu hút các nhà đầu tư trên khắp thế giới đến làm việc và sinh sống tại Nghệ An.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An chủ yếu thu hút các ngành nghề như: công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, hoạt động bán hàng, dệt may và đầu tư giày, hậu cần và kho hàng…
Khách hàng ký cam kết đầu tư
Đến nay, đã có 28 khách hàng ký cam kết đầu tư vào KCN VSIP Nghệ An (trong đó có 12 dự án FDI, 16 dự án trong nước), với tổng diện tích khoảng 198ha (bao gồm diện tích hạ tầng), chiếm hơn 52% đất khu công nghiệp của dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư dự kiến khoảng 500 triệu đô la Mỹ và thu hút từ 45.000-50.000 lao động. Hiện có 14 dự án đã đi vào hoạt động; 6 dự án đang triển khai xây dựng và 8 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư.
Khu công nghiệp Hoàng Mai 1
Khu công nghiệp Hoàng Mai 1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ và là một trong những khu công nghiệp được ghi vào danh mục các KCN ưu tiên phát triển.
Ngày 26/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 276/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án KCN Hoàng Mai 1, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An cho công ty CP Hoàng Thịnh Đạt. Tháng 3/2021 UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 923/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Hoàng Mai I, thị xã Hoàng Mai. Theo đó giảm quy mô diện tích từ 289,67 xuống 264,77ha.
Khu công nghiệp Hoàng Mai 1 tỉnh Nghệ An
Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt với tổng vốn đầu tư dự án là 750 tỷ đồng, sẽ hoàn thiện các công trình xây dựng cơ bản bị hư hỏng, xuống cấp và các công trình còn dở dang tại KCN Hoàng Mai 1 với thời gian hoàn thành dự kiến trong 12 tháng. Trước đó, tháng 8/2017, CTCP Hoàng Thịnh Đạt đã được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư và cho phép đơn vị này mua lại tài sản trên đất từ CTCP đầu tư KCN Hoàng Mai để triển khai xây dựng hạ tầng dự án, và được hưởng các chính sách ưu đãi như một nhà đầu tư mới đối với dự án này.
Dự án hạ tầng KCN trọng điểm của tỉnh Nghệ An
KCN Hoàng Mai 1 là một trong những dự án hạ tầng KCN trọng điểm của tỉnh Nghệ An, nằm trong địa bàn khu kinh tế Đông Nam. Mục tiêu của KCN này sẽ thu hút các dự án công nghệ cao. Khu công nghiệp Hoàng mai có vị trí giao thông rất thuận lợi, từ đây có thể dễ dàng tiếp cận nhanh chóng các cảng biển, cảng đường bộ và cảng hàng không do đó tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian vận chuyển, đặc biệt là chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa.
Với nguồn lao động trẻ dồi dào, lại giáp với tỉnh Thanh Hóa, nên khi đầu tư vào đây, các nhà đầu tư chẳng những có điều kiện thuận lợi trong việc tuyển dụng và đào tạo lao động mà còn có thể tiết kiệm chi phí nhân công và được hưởng các dịch vụ với giá rẻ.
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án khu công nghiệp Hoàng Mai 1 đang trong giai đoạn hoàn thành toàn bộ phần kết cấu hạ tầng xây dựng và đang thu hút đông đảo các nhà đầu tư đến với KCN.
Công ty cổ phần Hoàng Thịnh Đạt
Công ty cổ phần Hoàng Thịnh Đạt đã thu hút thành công Tập đoàn quốc tế Juteng (Đài Loan) và các doanh nghiệp phụ trợ đầu tư dự án nhà máy sản xuất linh kiện sản phẩm điện tử và phụ tùng ô tô Juteng Việt Nam tại khu công nghiệp Hoàng Mai 1. Với quy mô diện tích thuê đất 180 ha và tổng mức đầu tư lên tới 500 triệu USD, đây được xác định như một dự án trọng điểm, là đòn bẩy, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị xã Hoàng Mai nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Dự kiến vào tháng 3/2022, dự án sẽ khởi công xây dựng và đến tháng 9/2022 hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị, sản xuất thử; từ tháng 10/2022, dự án sẽ chính thức đi vào sản xuất các đơn hàng đầu tiên.
Sau khi dự án đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại địa phương và đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Khu công nghiệp Bắc Vinh
Khu công nghiệp Bắc Vinh được thành lập theo quyết định số 1128/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ và được phê duyệt chi tiết giai đoạn I theo quyết định số 256/BXD-KTQH ngày 8/5/1999 của Bộ xây dựng. Ngày 18 tháng 7 năm 2000, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 55/2000/QĐ-UB về việc Ban hành điều lệ quản lý KCN Bắc Vinh của Tỉnh.
Khu công nghiệp (KCN) Bắc Vinh
Khu công nghiệp Bắc Vinh nằm phía nam đường Đặng Thai Mai, thuộc xã Hưng Đông thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Khu công nghiệp Bắc Vinh có diện tích 143,17ha, do công ty hạ tầng KCN Bắc Vinh thuộc tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng với tổng mức vốn đầu tư: 78,507 tỷ đồng.
Theo quy hoạch của tỉnh Nghệ An thời điểm đó, KCN Bắc Vinh được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, xây dựng cơ sở hạ tầng phía Nam đường Đặng Thai Mai, tổng diện tích 60,16ha. Giai đoạn 2 mở rộng thêm 80ha sang phía Bắc đường Đặng Thai Mai. Đây là KCN đầu tiên của tỉnh Nghệ An ra đời ngoài mục đích thu hút nhà đầu tư vào sản xuất trên địa bàn, còn nhằm đưa các nhà máy sản xuất ra khỏ trung tâm thành phố Vinh, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nội đô.
Nghành nghề thu hút
Khu công nghiệp Bắc Vinh chủ yếu thu hút các ngành nghề như: chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn gia súc, xuất khẩu, sản xuất bao bì xuất khẩu, mỹ nghệ xuất khẩu, hóa chất, cơ khí lắp ráp, cơ khí chế tạo, bia, vật liệu xây dựng …
Theo thống kê, đến nay KCN Bắc Vinh giai đoạn 1 tủ lệ lấp đầy đạt 100% với tổng số 34 doanh nghiệp.
III. Danh sách 06 KCN đã quy hoạch và đang chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng
Khu công nghiệp Thọ Lộc
Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Thọ Lộc được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quyết định số 7023/QĐ-UBND.ĐT ngày 29/12/2009; quyết định số 1231/QĐ-UBND.ĐT ngày 18/4/2012, địa điểm tại các xã Diễn Thọ, Diễn Lộc, Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Tân, Diễn Thịnh và Diễn An, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An với quy mô 1.159,71 ha, chia làm 3 khu A,B,C. Đây cũng là một phần diện tích nằm trong quy hoạch phát triển khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An. Trong đó, Khu A có diện tích 783,21 ha thuộc các xã: Diễn Thọ; Diễn Lộc; Diễn Phú; Diễn Lợi huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Khu B có diện tích 217,5 ha nằm phí Tây khu kinh tế Đông Nam, thuộc địa bàn các xã: Diễn Phú, Diễn Lộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Thọ Lộc
Khu C có diện tích 158,75ha nằm phía Đông khu kinh tế Đông Nam, thuộc địa bàn các xã: Diễn Tân, Diễn Lộc, Diễn Thịnh, Diễn An huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Khu công nghiệp Thọ Lộc được quy hoạch là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành như cơ khí chế tạo phụ tùng, sản xuất các thiết bị cơ khí chính xác, lắp ráp kỹ thuật số; chế biến nông- lâm- thủy sản; sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, dày đầu tư, điện tử, điện lạnh cao cấp, thiết bị điện, đồ điện chất lượng cao. Đến nay, mới chỉ có nhà máy sản xuất bao bì xuất khẩu của công ty cổ phần bao bì quốc tế ECO với số vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng đi vào hoạt động, giải quyết cho gần 500 lao động.
Tích cực tìm kiếm nhà đầu tư
Hiện khu công nghiệp Thọ Lộc đang tích cực tìm kiếm nhà đầu tư vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khai thác tối đa tiềm năng một khu công nghiệp bề thế này.
Khu công nghiệp Hoàng Mai II
Khu công nghiệp Hoàng Mai II cùng với KKT Nghi Sơn trở thành trung tâm công nghiệp Nam Thanh- Bắc Nghệ theo định hướng quy hoạch Nam Thanh- Bắc Nghệ đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 847/TTg ngày 10/10/1997; và nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 30/7/2013 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Khu công nghiệp Hoàng Mai II, tỉnh Nghệ An được tỉnh Nghệ an quy hoạch chi tiết xây dựng tại quyết định số 2943/QĐ.UBND-ĐT ngày 7/8/2012. Khu công nghiệp Hoàng Mai II có vị trí tại xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An, với tổng diện tích là 343,69 ha.
Ngày 27/7/2017, đại diện cho UBND tỉnh Nghệ An với đại diện Công ty KOVINET Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hoàng Mai 2 với quy mô 343ha, tổng vốn đầu tư 1500 tỷ đồng.
Do nhà đầu tư KOVINET Hàn Quốc không tiếp tục đầu tư, nên khu công nghiệp Hoàng Mai II dự kiến sẽ do công ty Hoàng Thịnh Đạt làm chủ đầu tư. Hiện công ty Hoàng Thị Đạt đã ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Nghệ An, đang gấp rút triển khai hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án khu công nghiệp Hoàng Mai II.
Khu công nghiệp Hoàng Mai 2 gần quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, giáp với các quốc gia Đông Nam Á; gần khu vực cảng quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu từ 50-70 nghìn tấn và sân bay quốc tế Vinh. Đó là những lợi thế tích cực hấp dẫn nhà đầu tư.
Thu hút đầu tư
Khu công nghiệp Hoàng Mai 2 là khu công nghiệp tập trung, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, là cơ sở để xúc tiến các hoạt động thu hút đầu tư vào địa bàn thị xã Hoàng Mai và tỉnh Nghệ An.
Khu công nghiệp Hoàng Mai 2 tỉnh Nghệ An
Khu công nghiệp Sông Dinh
Khu công nghiệp Sông Dinh do ban quản lý khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Sông Dinh được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quyết định số 1915/QĐ-UBND.ĐT ngày 31/5/2011. Chiều ngày 18/8/2011, tại xã Minh Hợp, ban quản lý khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã tổ chức lễ công bố quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Sông Dinh, có vị trí tại xã Nghĩa Xuân và Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An.
Sông Dinh
Khu công nghiệp Sông Dinh có vị trí giao thông thuận lợi: nằm trên đường quốc lộ 48, cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 25km, cách đường sắt Bắc Nam khoảng 60km và khu vực cảng nước sâu Nghi Sơn- Đông Hồi khoảng 80km; nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Tổng diện tích của khu công nghiệp Sông Dinh là 301,65ha, trong đó, đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp là gần 175ha, đất tái định cư là 12,47ha, đất xây dựng nhà ở xã hội là 23,81ha. Diện tích dành cho đất dành cho mặt nước và cây xanh lớn, chiếm 18,43%, tương đương với 55,59ha.
Khu công nghiệp tổng hợp đa ngành
Khu công nghiệp Sông Dinh là dự án lớn và là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành như chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp ráp, hóa chất… Sau khi hoàn thành khu công nghiệp này sẽ là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, thu hút lao động, giải quyết việc làm và tận dụng được nguồn khoáng sản của huyện Quỳ Hợp nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Khu công nghiệp Tân Kỳ
Khu công nghiệp Tân Kỳ nằm phía Tây Bắc huyện Tân Kỳ, thuộc địa phận các xã Tân Xuân, Tân Phú, Nghĩa Thái. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Tân Kỳ được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 4100/QĐ-UBND ngày 04/10/2011.
Tân Kỳ
Theo quy hoạch, khu công nghiệp Tân Kỳ có diện tích 600ha. Đây là khu công nghiệp hiện đại, tổng hợp đa ngành nghề gồm: chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp ráp, hóa chất… được xây dựng 1 cách đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu về môi trường. Khi dự án hoàn thành sẽ tạo động lực lớn thúc đẩy KT-XÃ HỘI của huyện Tân Kỳ và tỉnh Nghệ An phát triển.
Khu công nghiệp Tri Lễ
Sáng ngày 25/3/2020, ban quản lý khu kinh tế Đông nam và lãnh đạo huyện Anh Sơn tổ chức cắm mốc theo quy định và quản lý tốt mốc giới quy hoạch Đồ án quy hoạch chi tiết KCN Tri Lễ. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu công nghiệp Tri Lễ huyện Anh Sơn được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quyết định số 4419/QĐ-UBND ngày 29/10/2019.
Tri Lễ
Khu công nghiệp Tri Lễ tại xã Khai Sơn huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An, có vị trí tiếp cận thuận lợi: nằm trên đường quốc lộ 7 và đường Hồ Chí Minh. Đây là vùng có nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, trong đó đáng kể là quỹ đất đai chưa sử dụng, nông lâm sản, nguyên liệu cho vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản, … Khu công nghiệp Tri Lễ có tổng diện tích là 106,95ha. Khu chức năng của dự án khu công nghiệp Tri Lễ sẽ có 1 nhà máy nước phục vụ nhà máy 4.000m3 nước/ngày đêm, trạm xử lý nước thải 2.000 m3/ngày đêm.
Thu hút các dự án
KCN Tri Lễ ưu tiên thu hút các dự án có ngành nghề sản xuất như vật liệu xây dựng; khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản, sản xuất cơ khí; điện tử và các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
Khu công nghiệp Tri Lễ có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Anh Sơn; nếu sớm đưa vào hoạt động không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện mà còn tạo thêm việc làm cho người lao động, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền Tây Nghệ An nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung.
Khu công nghiệp Nghĩa Đàn
KCN Nghĩa Đàn; được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt chi tiết xây dựng tại quyết định số 4656/UBND ngày 19/12/2012; với tổng diện tích quy hoạch 245,68ha; vị trí nằm trên địa bàn 2 cã Nghĩa Hội và Nghĩa Phú. Đây là KCN tập trung, tổng hợp đa ngành nghề như chế biến nông; lâm, khoáng sản, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo cơ khí lắp ráp xe máy, hóa chất nhằm mục tiêu xây dựng 1 KCN tổng hợp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; hiện đại, phục vụ cho các nhà máy công nghiệp kỹ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường; từ đó tạo môi trường thuận lợi, cơ sở để giới thiệu địa điểm; xúc tiến các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước.
Nghĩa Đàn
KCN Nghĩa Đàn là một trong số 8 KCN; được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào hệ thống các KCN của tỉnh Nghệ An. Với vị trí thuận lợi; nằm trên trục đường từ cảng Đông Hồi – QL1A – Đường HCM gần thị trấn Nghĩa Đàn và TX Thái Hòa. Việc xây dựng KCN Nghĩa Đàn sẽ đem lại nhiều hiệu quả cao; và ý nghĩa to lớn cho sự phát triển kinh tế của vùng đất Phủ Quỳ này.
IV. Danh sách các cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Nghệ An
Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; cùng với điều chỉnh mở rộng diện tích khu kinh tế; Nghệ An đang rà soát để bổ sung quỹ đất hạ tầng phát triển CCN tập trung trên địa bàn.
Năm 2021, trên cơ sở đánh giá lại tình hình thực hiện quy hoạch phát triển CCN tỉnh giai đoạn 2014-2020; tỉnh đã phê duyệt 53 cụm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh những bất cập; trong đó, một số CCN không còn phù hợp và không thu hút được nhà đầu tư; nên tỉnh phải tiến hành rà soát lại để loại bỏ hoặc bổ sung mới. Sau khi bổ sung, điều chỉnh, Nghệ An hiện có 59 CCN với tổng diện tích là 1.800,89 ha; tăng 790 ha so với giai đoạn trước.
38 CCN được giữ nguyên hiện trạng và mở rộng thêm là:
STT |
Tên CCN |
Địa điểm |
STT |
Tên CCN |
Địa điểm |
1 |
Hưng Lộc |
TP. Vinh |
20 |
Thượng Sơn |
Đô Lương |
2 |
Nghi Phú |
TP. Vinh |
21 |
Đỉnh Sơn |
Anh Sơn |
3 |
Đông Vĩnh |
TP. Vinh |
22 |
Nghĩa Dũng |
Tân Kỳ |
4 |
Hưng Đông |
TP. Vinh |
23 |
Nghĩa Hoàn |
Tân Kỳ |
5 |
Hưng Đông 2 |
TP. Vinh |
24 |
Nghĩa Mỹ |
Thái Hòa |
6 |
Trường Thạch |
Nghi Lộc |
25 |
Nghĩa Thuận |
Thái Hòa |
7 |
Đô Lăng |
Nghi Lộc |
26 |
Nghĩa Thuận |
Thái Hòa |
8 |
Tháp Hồng Kỷ |
Diễn Châu |
27 |
Nghĩa Long |
Nghĩa Đàn |
9 |
Diễn Tháp |
Diễn Châu |
28 |
Thị trấn Tân Lạc |
Quỳ Châu |
10 |
Quỳnh Hoa |
Quỳnh Lưu |
29 |
Bồng Khê |
Con Cuông |
11 |
Quỳnh Châu |
Quỳnh Lưu |
30 |
Thị trấn Yên Thành |
Yên Thành |
12 |
Quỳnh Nghĩa |
Quỳnh Lưu |
31 |
Hưng Yên |
Hưng Nguyên |
13 |
Châu Hồng |
Quỳ Hợp |
32 |
Nam Giang |
Nam Đàn |
14 |
Thọ Sơn 1 |
Quỳ Hợp |
33 |
Vân Diên |
Nam Đàn |
15 |
Thọ Sơn 2 |
Quỳ Hợp |
34 |
Nam Thái |
Nam Đàn |
16 |
Châu Lộc |
Quỳ Hợp |
35 |
Phúc Cường |
Nam Đàn |
17 |
Thung Khuộc |
Quỳ Hợp |
36 |
Thanh Ngọc |
Thanh Chương |
18 |
Châu Quang |
Quỳ Hợp |
37 |
Chiêu Lưu |
Kỳ Sơn |
19 |
Lạc Sơn |
Đô Lương |
38 |
Thanh Dương – Xuân Tường |
Thanh Chương |
21 CCN mới với tổng diện tích 790,87 ha được bổ sung vào quy hoạch đến năm 2030 gồm:
STT |
Tên CCN |
Địa điểm |
STT |
Tên CCN |
Địa điểm |
1 |
Nghi Lâm |
Nghi Lộc |
12 |
Làng Nghề Tân Thành |
Yên Thành |
2 |
Châu Đình |
Quỳ Hợp |
13 |
Bãi Xa |
Tương Dương |
3 |
Nghĩa Phú |
Nghĩa Đàn |
14 |
Rú Bùi |
Nam Đàn |
4 |
Thọ – Phú |
Nghĩa Đàn |
15 |
Khánh Sơn |
Nam Đàn |
5 |
Nghĩa Thành |
Nghĩa Đàn |
16 |
Ngọc Sơn |
Quỳnh Lưu |
6 |
Nghĩa Lâm |
Nghĩa Đàn |
17 |
Làng nghề Quỳnh Văn |
Quỳnh Lưu |
7 |
Châu Bình |
Quỳ Châu |
18 |
Quỳnh Hưng |
Quỳnh Lưu |
8 |
Châu Hội |
Quỳ Châu |
19 |
Phúc Sơn |
Anh Sơn |
9 |
Viên Thành |
Yên Thành |
20 |
Thanh Liên |
Thanh Chương |
10 |
Công Thành A-B |
Yên Thành |
21 |
Thanh Đồng |
Thanh Chương |
11 |
Đồng Thành |
Yên Thành |
|
|
|
TEAM KHU CÔG NGHIỆP ĐƯA TIN